7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng bóng compact về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn sợi đốt, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng, còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên.

Kiểm tra dây dẫn điện

Kiểm tra các dây dẫn có sử dụng vỏ bọc bằng nhựa. Những loại này có khuyết điểm là giòn, dễ nứt, bị chảy hoặc chạm mạch. Đặc biệt, chúng ta cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về dây tiếp đất, tránh nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình.

Nếu có thể, bạn nên trang bị một chiếc cầu dao tự động cho các bình nóng lạnh đời cũ, có khả năng tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có nguy cơ mất an toàn.

Y5aGSoBF.jpg

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện

Cần lưu ý đến nhóm đồ điện gia dụng như bàn ủi, bếp điện, lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện… Đây là những vật dụng tiềm ẩn khả năng rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm.

Sục điện là thiết bị đun nước sử dụng dây điện trở (dây may so) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Do cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản, giá thành thấp, nên sục điện được sử dụng rất nhiều trong các hộ gia đình hoặc ở các khu trọ, nhưng đây cũng là một sản phẩm có nguy cơ mất an toàn cao cho người sử dụng.

Không nên mở đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn

Thiết bị điện công suất lớn như lò nướng, lò vi sóng, bếp điện từ, bếp điện, nồi cơm điện, bàn ủi, bình nước nóng… Nếu dây dẫn điện trong gia đình có tiết diện nhỏ thì sẽ dễ gây quá tải, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý

Khi mở cửa tủ lạnh, không khí ấm từ bên ngoài sẽ tràn vào và thay thế không khí mát bên trong, dẫn đến việc tủ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ. Vì thế, không gian trống càng nhiều thì không khí bên ngoài có khả năng tràn vào càng lớn. Việc sắp xếp đồ ăn nguội, thực phẩm tươi sống, rau xanh… theo khu vực để dễ lấy ra, giúp rút ngắn thời gian mở đóng tủ cũng là cách giúp tiết kiệm điện.

Chỉ nấu cơm trước khi ăn 30 – 45 phút

Không nấu cơm bằng nồi điện quá sớm, chỉ nên nấu trước khi ăn 30 – 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng, sử dụng nồi cơm điện có công suất và dung tích phù hợp, năng lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt.

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Nên tắt nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, như máy vi tính, máy in, tivi, bình nóng lạnh… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).

Nguồn: Điện lực Việt Nam

Leave A Comment