thanh huynh

1
Aug

Một số biện pháp an toàn điện tại nơi làm việc trong gia đình, làng nghề.

Một số biện pháp an toàn điện tại nơi làm việc trong gia đình , làng nghề.

Việc bảo đảm an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Nếu dùng điện sai cách có thể gây ra những thiệt hại lớn về người và tiền bạc. Chính vì vậy, để tránh những tai nạn nghiêm trọng về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các doanh nghiệp, xưởng sản xuất cần có các biện pháp an toàn khi sử dụng điện phù hợp,  đúng tiêu chuẩn và quy định đề ra.

Cần thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất để tránh gây thiệt hại về người và của

Các quy tắc nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng điện

Dưới đây là một số quy tắc và các biện pháp an toàn khi sử dụng điện mà công nhân, người lao động cần thực hiện để tránh các sự cố về điện:

  • Đối với nhân viên phụ trách điện cần phải nắm rõ về kỹ thuật điện, các thiết bị, sơ đồ điện và những vị trí, bộ phận nào có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình sản xuất; có kiến thức và khả năng ứng dụng các quy phạm về an toàn kỹ thuật điện; biết xử lý tình huống tai nạn điện và cấp cứu người bị điện giật.
  • Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức kiểm tra, kiểm soát vận hành theo đúng các quy tắc an toàn về điện.
  • Đối với các bộ phận, thiết bị của mạng điện, cần phải được che chắn cẩn thận để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc.
  • Khi sử dụng điện, cần phải chọn đúng điện áp và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính đối với các thiết bị điện theo đúng quy chuẩn.
  • Người lao động cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ và phương tiện bảo vệ các nhân khi làm việc với các thiết bị điện.

Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện

Một trong các biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý đó là các biện pháp liên quan đến kỹ thuật về điện:

  • Trước khi dùng các thiết bị điện cần kiểm tra một số vấn đề sau: cách điện giữa pha và vỏ, cách điện giữa các pha với nhau; trị số điện trở cách điện cho phép.
  • Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng trào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.
  • Cần sử dụng máy biến áp cách ly, điện áp thấp và máy ngắt điện an toàn khi có sự cố xảy ra.
  • Tạo hành lang bảo vệ đối với đương dây điện cao áp trên không.
  • Các thiết bị đóng mở mạch điện cần phải che kín những bộ phận dẫn điện. Đặc biệt, đối với cầu dao ở bảng phân phối điện cần được đặt trong các hộp tủ kín bằng kim loại có khóa chắc chắn, có dây tiếp đất và ghi rõ điện áp sử dụng.
  • Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

Với các biện pháp an toàn khi sử dụng điện nêu trên, hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức cần thiết, giúp công tác bảo đảm an toàn điện trong sản xuất tại các doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn.

 

 

1
Aug

7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng bóng compact về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn sợi đốt, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng, còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên.

Kiểm tra dây dẫn điện

Kiểm tra các dây dẫn có sử dụng vỏ bọc bằng nhựa. Những loại này có khuyết điểm là giòn, dễ nứt, bị chảy hoặc chạm mạch. Đặc biệt, chúng ta cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về dây tiếp đất, tránh nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình.

Nếu có thể, bạn nên trang bị một chiếc cầu dao tự động cho các bình nóng lạnh đời cũ, có khả năng tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có nguy cơ mất an toàn.

Y5aGSoBF.jpg

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện

Cần lưu ý đến nhóm đồ điện gia dụng như bàn ủi, bếp điện, lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện… Đây là những vật dụng tiềm ẩn khả năng rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm.

Sục điện là thiết bị đun nước sử dụng dây điện trở (dây may so) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Do cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản, giá thành thấp, nên sục điện được sử dụng rất nhiều trong các hộ gia đình hoặc ở các khu trọ, nhưng đây cũng là một sản phẩm có nguy cơ mất an toàn cao cho người sử dụng.

Không nên mở đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn

Thiết bị điện công suất lớn như lò nướng, lò vi sóng, bếp điện từ, bếp điện, nồi cơm điện, bàn ủi, bình nước nóng… Nếu dây dẫn điện trong gia đình có tiết diện nhỏ thì sẽ dễ gây quá tải, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý

Khi mở cửa tủ lạnh, không khí ấm từ bên ngoài sẽ tràn vào và thay thế không khí mát bên trong, dẫn đến việc tủ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ. Vì thế, không gian trống càng nhiều thì không khí bên ngoài có khả năng tràn vào càng lớn. Việc sắp xếp đồ ăn nguội, thực phẩm tươi sống, rau xanh… theo khu vực để dễ lấy ra, giúp rút ngắn thời gian mở đóng tủ cũng là cách giúp tiết kiệm điện.

Chỉ nấu cơm trước khi ăn 30 – 45 phút

Không nấu cơm bằng nồi điện quá sớm, chỉ nên nấu trước khi ăn 30 – 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng, sử dụng nồi cơm điện có công suất và dung tích phù hợp, năng lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt.

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Nên tắt nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, như máy vi tính, máy in, tivi, bình nóng lạnh… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).

Nguồn: Điện lực Việt Nam

1
Aug

An toàn khi sử dụng tủ lạnh

An toàn khi sử dụng tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị điện tử trong mỗi gia đình hiện đại, bạn đã biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất chưa? Đọc bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Lưu ý sử dụng tủ lạnh đúng cách:
Lưu ý khi đặt tủ
Đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10cm để có đủ không gian thoát nhiệt ở 2 bên hông và sau lưng tủ. Khi đặt khoảng cách đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp tiết kiệm tối đa điện năng, đồng thời giúp làm mát dàn lạnh một cách hiệu quả.Cách bảo quản thực phẩm

Bạn nên rửa sạch rau củ hoặc trái cây, bọc hoặc đậy thức ăn nặng mùi trước khi cho vào tủ lạnh để tránh tính trạng tủ lạnh bị ăn mòn gây hư hỏng. Bạn tuyệt đối không được cho thức ăn nóng vào tủ lạnh vì sẽ gây hư hỏng bộ dàn làm mát, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.

Cài đặt nhiệt độ thích hợp

Chọn mức nhiệt độ thích hợp để đông lạnh hiệu quả sao cho phù hợp với nguyên liệu và số lượng của thực phẩm. Nên thường xuyên kiểm tra mức nhiệt trong tủ lạnh bằng nhiệt kế để đảm bảo thực phẩm không bị héo úa, hư hỏng.

Hạn chế mở cửa tủ lạnh

Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần (nhất là trong mùa hè) hoặc để cửa tủ lạnh mở trong thời gian quá lâu vì sẽ làm tiêu hao lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Điều này sẽ làm hao phí nhiều điện năng hơn và ôi thiu thực phẩm, nhất là thực phẩm ở cánh cửa tủ.

Với gia đình có trẻ nhỏ bạn cần lưu ý không nên để bé lại gần tủ và mở cửa tủ nhiều lần.

Lưu ý khi vệ sinh

Sau khi vệ sinh tủ, cắm phích vào ổ điện cho tủ lạnh hoạt động khoảng 30 phút trước khi cho thực phẩm vào. Có thể dùng khăn mềm lau khô kệ và thùng chứa trong thời gian đợi tủ đạt đến nhiệt độ cần thiết.

Khi mất điện

Trường hợp mất điện bạn cố gắng càng mở cửa tủ lạnh càng ít càng tốt để giữ hơi lạnh được lâu hơn. Lau nước đọng trong tủ cho khô ráo trước khi cho tủ vận hành trở lại.

Khi muốn di chuyển hoặc nhấc tủ lên

  • Rút đầu cắm dây điện nguồn ra
  • Lấy hết tất cả thực phẩm bên trong ra để đảm không bị ôi thiu.
  • Nên có ít nhất 2 người di chuyển để đảm bảo an toàn.

Không nên đặt tủ theo phương nằm ngang vì có thể gây hư hỏng tủ nếu cắm điện cho tủ hoạt động quá sớm (Nên cắm điện sau khoảng 4 giờ đến 24h giờ)

  • Dùng dây nịt chặt để cố định tủ
  • Khi di chuyển tủ nên hướng cửa tủ lên trên
  • Sau khi di chuyển tủ lạnh đến vị trí mới nên chờ ít nhất 60 phút rồi hãy cắm điện cho tủ hoạt động.

Những sự cố có thể gặp nếu sử dụng không đúng cách:

Lưu ý khi bảo quản nước uống có ga:

Việc bảo quản nước uống có gas là việc làm cần hết sức lưu tâm. Các loại thức uống có gas có thể là nguồn gốc gây nổ cho các thiết bị điện. Việc để nước uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh sẽ khiến cho nó trở thành quả bom và có nguy cơ cháy nổ cao gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình.

Khi cho lon nước có ga vào ngăn đá, các lon nước ngọt có gas rất nhạy cảm với nhiệt độ, nóng hoặc lạnh đều sẽ biến nó thành “bom” và phát nổ rất dữ dội. Nhiều người không bao giờ để ý đến lời cảnh báo của nhà sản xuất nước ngọt là “Không đốt nóng hoặc đóng đá lạnh 0 độ C” và sinh ra các tai nạn nguy hiểm khi dùng đồ uống có ga để trong ngăn đá.

Gas tủ lạnh bị rò rỉ:

Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam cho biết gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ…
Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa. Nên khi lựa chọn tủ lạnh, bạn cũng nên quan tâm tới sử dụng loại gas gì để làm lạnh.

Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ chỉ xảy ra khi gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.

Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ giàn ngưng đến giàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.

Kinh nghiệm sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh đúng cách

Không mua tủ lạnh đã quá cũ

Nhiều gia đình hoặc sinh viên không có điều kiện mua tủ mới, có thể suy nghĩ đến phương án mua tủ lạnh cũ. Tuy nhiên, bạn không nên mua tủ lạnh quá cũ vì nó có thể đã bị hỏng hóc nặng được tu sửa lại và bán ra thị trường.

Những tủ lạnh ấy đã hết thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần… mang lại nguy hiểm cho người sử dụng lại. Nếu tủ không làm đá, nhiệt độ lạnh không đạt hiệu quả, gây ồn… bạn cần thuê thợ sửa chữa sẽ tốn chi phí và không đảm bảo an toàn.

Bảo dưỡng tủ lạnh 1 tháng 1 lần

  • Nên bảo dưỡng tủ lạnh mỗi tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng máy móc, bình gas và các bộ phận của tủ lạnh để đảm bảo tủ lạnh chạy an toàn cho người sử dụng.
  • Lựa chọn hãng uy tín để mua tủ lạnh mới
  • Mua tủ lạnh của các siêu thị điện máy uy tín, chọn hãng uy tín chất lượng và có chế độ bảo hành rõ ràng.

Một số lưu ý khác

Tủ lạnh bạn nên đặt xa các nguồn sinh nhiệt như bếp, bình gas, lò nướng, hoá chấttừ 1m – 3m, cách xa tường 10 – 15cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh không gian quá ẩm.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề

Khi tủ lạnh của gia đình có vấn đề như: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường, có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng, phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… thì bạn nên ngắt điện tủ lạnh và nhờ thợ đến sửa tủ để đảm bảo an toàn.

 

 

1
Aug

Cách chọn dòng máy bơm phù hợp với nhu cầu

Cách chọn dòng máy bơm phù hợp với nhu cầu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy bơm nước với nhiều mẫu mã, chủng loại, chức năng,… khác nhau. Vậy đâu là chiếc máy bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn?

 Các loại máy bơm nước phổ biến hiện nay

  • Máy bơm nước tăng áp
  • Máy bơm nước đẩy cao
  • Máy bơm nước ly tâm
  • Máy bơm nước chân không

Các tiêu chí cần biết khi chọn mua máy bơm nước

  • Công suất bơm
  • Lưu lượng tối đa
  • Chiều cao đẩy
  • Chiều sâu hút

Tư vấn mua máy bơm nước theo nhu cầu sử dụng

  • Máy bơm nước phục vụ trong gia đình
  • Máy bơm nước phục vụ trong nông nghiệp

    I)Các loại máy bơm nước phổ biến hiện nay

a) Máy bơm nước tăng áp

Máy bơm tăng áp là loại máy bơm được sử dụng cho mục đích tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nước chảy ra các đầu vòi sử dụng được mạnh hơn, nhiều hơn.

Máy bơm tăng áp thường được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kì 1 vòi nước nào để lấy nước sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Và khi người dùng đóng vòi lại thì máy bơm cũng tự động tắt.

Máy bơm tăng áp được sử dụng khi áp lực nước yếu không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, đặc biệt như nhà hàng khách sạn cần sử dụng nước với số lượng lớn.

Máy bơm tăng áp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc như máy giặt, máy nước nóng năng lượng mặt trời, bình nước nóng lạnh,…

b) Máy bơm nước đẩy cao

Máy bơm nước đẩy cao là dòng bơm dân dụng, được sử dụng nhiều trong việc bơm nước từ giếng đào hoặc từ bể ngầm dưới mặt đất lên bồn cao, bơm nước tưới tiêu, sản xuất, đồng thời có thể sử dụng cho việc đẩy nước lên các nhà có nhiều tầng lầu. Bơm đẩy cao có thể bơm lên được độ cao trên 40m.

Loại máy này đảm bảo cho dòng nước lưu thông ổn định và có thể lọc nước sạch để đảm bảo cho sức khỏe cho người tiêu dùng.

c) Máy bơm nước ly tâm

Máy bơm ly tâm là loại máy bơm công nghiệp thuỷ lực cánh dẫn, hoạt động trên nguyên tắc của lực ly tâm, nước được đem vào tâm quay của cánh bơm và nhờ lực ly tâm, và đã được đẩy văng ra mép cánh bơm.

Với cấu tạo đặc biệt, máy bơm nước ly tâm có những ưu điểm vượt trội là công suất rất lớn, ít xảy ra xung động đường ống nên thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất.

Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển những chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển.

Máy ly tâm sử dụng trong các hệ thống không yêu cầu cột áp cao nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, điển hình như các hệ thống làm mát trong những phòng làm lạnh, trong PCCC, bơm cứu hỏa hay sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp và trồng trọt.

d) Máy bơm nước chân không

Máy bơm chân không là một loại máy có thể bơm được cả nước và không khí. Cụ thể, đây dòng máy bơm nước gia đình cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn.

Hiệu quả sử dụng máy bơm nước chân không cao hơn các dòng máy bơm khác, có thể sử dụng dòng bơm này với cả các ứng dụng dân dụng và các ứng dụng công nghiệp.

Trong các hộ gia đình, máy bơm chân không được sử dụng làm bơm đẩy cao, hút nước từ bể ngầm hoặc đường ống và đẩy lên bể chứa trên cao.

Trong nông nghiệp, máy bơm chân không dùng để hút giếng, tưới tiêu và phục vụ các công việc cần máy bơm khác.

II) Các tiêu chí cần biết khi chọn mua máy bơm nước

a) Công suất bơm

Công suất máy bơm quyết định cường độ nước mạnh – yếu, vì vậy đây là 1 trong những điểm quan trọng cần lưu ý khi mua máy bơm nước.

b) Lưu lượng tối đa

Công suất máy bơm quyết định cường độ nước mạnh – yếu, vì vậy đây là 1 trong những điểm quan trọng cần lưu ý khi mua máy bơm nước.

c) Chiều cao đẩy

Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa,… Đây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng.

Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.

Chiều cao đẩy máy bơm nước

Một máy bơm nước Panasonic có chiều cao đẩy là 38m

d) Chiều sâu hút

Là độ sâu mà máy bơm hút được nước tình từ mặt nước đến tâm cánh quạt của bơm. Bạn nên đặt máy càng gần mặt nước càng tốt, bởi trên thực tế độ sâu sử dụng thường nhỏ hơn ghi trong máy.

Nếu như các loại máy bơm thông thường khi hút ở khoảng 8 – 9 mét thì bắt đầu xuất hiện các hiện tượng không hút được. Đây được đánh dấu là giới hạn xâm thực, có sự xuất hiện của các bọt khí. Điều này, về cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng bơm nước.

1
Aug

Sử dụng thiết bị điện gia đình an toàn

Sử dụng thiết bị điện gia đình an toàn

Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xãy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ.

Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có một tai nạn chết người. Đại bộ phận những tai nạn này là điện giật hoặc bỏng điện. Cháy và nổ khi hàn trong môi trường không khí dễ cháy, bức xạ sinh ra do hồ quang hoặc khi gia công nhiệt bằng vi sóng cũng là những tác nhân có thể gây thương tích.

Điện giật:

Sự nguy hiểm của tai nạn điện giật có quan trực tiếp với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể. Khi cường độ dòng điện nhỏ, ảnh hưởng của dòng điện chỉ là những kích thích khó chịu lên cơ thể, mặc dù nó cũng đủ làm công nhân mất thăng bằng và ngã từ trên thang hoặc giàn giáo xuống đất. Với dòng có cường độ trung bình, nó gây ra phản ứng co cơ và người bị giật sẽ không thả những thứ nắm trong tay ra được, làm cho tình hình nhanh chóng trở nên rất nguy hiểm. Với cường độ cao, dòng điện có thể làm ngừng tim và gần như chắc chắn gây chết người.

Dòng điện chạy qua cũng có thể gây bỏng da tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng cũng có thể xãy ra dù không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với dòng điện. Môi trương ẩm ướt làm cho mối nguy hiểm điện giật tăng lên rất nhiều.

Dòng điện có thể đi qua người được là nhờ có hiệu điện thế. Vì thế giảm hiệu điện thế cũng đồng thời giảm độ nghiêm trọng của chấn thương điện giật, nên thông thường người ta vẫn sử dụng điện thế 110v tại bất cứ chổ nào có thể.

Những nguyên nhân chính của tai nạn điện giật là:

– Dây nối đất không nối đúng vào vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương. Khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện;

– Đấu sai cực trên ổ cắm và thiết bị;

– Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần.

– Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất;

– Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.

Xử lý tai nạn điện giật:

Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẫu cao su dài, hoặc vải nhu áo jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt.

Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gởi đi cấp cứu và gọi bác sĩ. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sĩ hoặc xe cấp cứu tới.

Hệ thống cung cấp điện:

Tại mỗi nơi làm việc có thể có những hệ thống cung cấp điện trên không hay nằm sâu dưới đất. Trước khi bắt đầu sửa chữa, cần tìm hiểu để nắm được sơ đồ hệ thống điện.

Lắp đặt điện:

Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện. Mọi trang thiết bị chạy điện đều phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Nếu thiết bị hư hỏng, không nên tự sửa chữa mà hãy giao cho thợ điện. Dây và cáp cung cấp điện cho thiết bị nên gắn lên tường hoặc trần chứ không để chạy dưới sàn rất dễ hư hỏng hoặc bị ẩm.

Không buộc thắt nút dây điện dễ gây đoản mạch hoặc chập, thay vào đó nên cuộn thành vòng dây. Khi vận hành một máy cố định, phải có những thiết bị dừng khẩn cấp đặt trong tầm với của người điều khiển.

Trước khi sử dụng thiết bị điện, hãy:

– Kiễm tra các chổ khiếm khuyết.

– Kiểm tra các cầu chì và ổ cắm, tuyệt đối không nối tạm máy móc hay ổ cắm bằng dây điện trần nối tới bóng đèn hay các tiếp điểm.

– Kiễm tra các vỏ cách điện của dây và cáp điện có bị vỡ hoặc mòn hay không.

– Kiểm tra các dây nối đất trong hệ thống dây trung tính.

Các dụng cụ và thiết bị điện cầm tay:

Các dụng cụ được cách điện hai lớp hoặc toàn bộ thì an toàn hơn so với những dụng cụ thông thường khác vì chúng được bố trí những lớp bảo vệ bên trong đề phòng lớp kim loại bên ngoài trở nên dẫn điện.

Nếu bạn sử dụng loại thiết bị điện cầm tay, bạn phải được hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng cũng như bảo trì chúng.

Trước khi vận hành một công cụ điện cầm tay, phải kiểm tra để đảm bảo rằng:

– Các dây dẫn và phích cắm không bị hư .

– Có cầu chì tương thích.

– Đặt tốc độ đúng cho công việc.

– Dây dẫn điện không nằm trên lối đi của công nhân khác và không tiếp xúc với nước.

– Khi kết thúc công việc, đảm bảo rằng các bộ phận chuyển động của công cụ đã dừng hẳn trước khi đặt xuống.

Những điều cần nhớ:

-Nếu có tai nạn xảy ra do tiếp xúc với điện, phải ngắt điện ngay lập tức.

-Không thi công trên các dây hoặc cáp đang có điện.

-Tuyệt đối không được mang xách công cụ cầm tay bằng cáp của công cụ ấy.

 

 

 

 

 

 

 

1
Aug

Những điều cần làm khi sử dụng điện

Những điều cần làm khi sử dụng điện

1. Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ:
          – Phải lắp đặt trên dây pha , khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.
          – Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ:
                   + Phải phù hợp với công suất sử dụng.
                   + Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.
          – Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.
          – Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống ṛò điện. đặc biệt vùng ngập nước.
2. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công tŕnh nhà ở: 
          Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.
3. Lắp đặt thiết bị điện trong nhà: 
          – Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện….
          – Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống ṛò điện.
4. Kiểm tra: 
          – Phải thường xuyên kiểm tra đường dây, thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.
          – Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện).
          – Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện , các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.
5. Khi có giông sét, mưa, băo, ngập nước:
          – Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.
          – Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện.
6. Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà:
          Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo:
“CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”
7. Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …):  
          Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.
8. Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt: 
          – Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.
          – Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.
          – Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô …).
9. Khi chưa cắt nguồn điện: 
          Không được chạm vào:
          + Ổ cắm điện.
          + Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).
          + Cầu dao, cầu chì không có nắp che …
10. Không: 
          Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém v́ dễ chạm chập, ṛò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ..
11. Không: 
    Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá … vào dây dẫn điện.
12. Không: 
          – Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
          – Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).
          – Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.
13. Không: 
          Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện…) ở gần vật dễ cháy.
14. Không dùng điện để:
          – Chống trộm.
          – Bẫy chuột.
          – Rà (bắt) cá.

 

 

1
Aug

Tài liệu hướng dẫn thiết kế Điện

Etiam a tellus eget nisi porttitor pretium ac et eros. Morbi aliquam erat sed ligula ultricies ultricies. Proin scelerisque ligula sed semper tincidunt. Nullam vel laoreet risus. Aliquam faucibus, nisi id ullamcorper semper, orci sem molestie mauris, id molestie eros lorem nec ante. Morbi tristique velit vel varius volutpat. Praesent non metus vulputate, tincidunt justo vel, convallis neque. Aenean at dapibus ex. Ut magna quam, tristique at accumsan eu, mattis fringilla lectus. Orci varius natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Aenean nibh dolor, mollis tincidunt malesuada ac, dapibus a enim. Morbi dolor tortor, consequat at scelerisque et, egestas vel enim. Donec vel risus cursus, lacinia felis eu, vestibulum metus. Sed ac lorem purus. Integer nibh lacus, feugiat eu maximus quis, auctor sit amet dui.

Quisque lacinia arcu nec lectus semper volutpat. Aenean posuere, mauris ac venenatis aliquam, leo ipsum lacinia justo, vitae lobortis diam justo ac dui. Suspendisse cursus velit et pretium luctus. Suspendisse nec lectus non tellus tristique tempus ut dignissim est. Donec sit amet nulla metus. Maecenas auctor leo quam. Nam et sem vel purus semper tincidunt. Aliquam convallis urna quis diam pharetra, sit amet vehicula nisi posuere. Aliquam nec tempor urna.

Suspendisse quis magna semper, fermentum sem quis, faucibus sapien. Pellentesque in tempus nisi, vitae blandit tortor. Mauris scelerisque purus eget ligula scelerisque dignissim. Vestibulum et gravida libero. Quisque nec ex lacus. Integer venenatis lobortis nisi, vel venenatis augue gravida tempor. In lacinia porta porta. In justo turpis, varius a orci eu, ultricies lacinia elit. Vestibulum eros dolor, accumsan sit amet ex sed, egestas suscipit purus. Morbi fringilla accumsan sem ut mollis. Proin at ipsum vel est convallis feugiat a vitae ipsum.

Donec et velit interdum, gravida libero sed, venenatis velit. Nulla sed consectetur lacus. Suspendisse dictum quam sit amet porta pellentesque. Vestibulum feugiat feugiat lobortis. Etiam dignissim magna id eleifend condimentum. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae; Donec et ante mattis, iaculis augue in, venenatis lacus. Morbi pellentesque tellus et augue bibendum, et efficitur lectus volutpat. Orci varius natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Nam scelerisque dapibus metus sed mattis. Duis ac pharetra felis, quis luctus nunc. Vestibulum ante enim, dignissim ut faucibus feugiat, sollicitudin vel lectus. Suspendisse potenti. Suspendisse tempor mauris elementum, pharetra mauris in, pulvinar augue.

1
Aug

Tài liệu hướng dẫn lắp Điện đặt theo tiêu chuẩn IEC

Etiam a tellus eget nisi porttitor pretium ac et eros. Morbi aliquam erat sed ligula ultricies ultricies. Proin scelerisque ligula sed semper tincidunt. Nullam vel laoreet risus. Aliquam faucibus, nisi id ullamcorper semper, orci sem molestie mauris, id molestie eros lorem nec ante. Morbi tristique velit vel varius volutpat. Praesent non metus vulputate, tincidunt justo vel, convallis neque. Aenean at dapibus ex. Ut magna quam, tristique at accumsan eu, mattis fringilla lectus. Orci varius natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Aenean nibh dolor, mollis tincidunt malesuada ac, dapibus a enim. Morbi dolor tortor, consequat at scelerisque et, egestas vel enim. Donec vel risus cursus, lacinia felis eu, vestibulum metus. Sed ac lorem purus. Integer nibh lacus, feugiat eu maximus quis, auctor sit amet dui.

Quisque lacinia arcu nec lectus semper volutpat. Aenean posuere, mauris ac venenatis aliquam, leo ipsum lacinia justo, vitae lobortis diam justo ac dui. Suspendisse cursus velit et pretium luctus. Suspendisse nec lectus non tellus tristique tempus ut dignissim est. Donec sit amet nulla metus. Maecenas auctor leo quam. Nam et sem vel purus semper tincidunt. Aliquam convallis urna quis diam pharetra, sit amet vehicula nisi posuere. Aliquam nec tempor urna.

Suspendisse quis magna semper, fermentum sem quis, faucibus sapien. Pellentesque in tempus nisi, vitae blandit tortor. Mauris scelerisque purus eget ligula scelerisque dignissim. Vestibulum et gravida libero. Quisque nec ex lacus. Integer venenatis lobortis nisi, vel venenatis augue gravida tempor. In lacinia porta porta. In justo turpis, varius a orci eu, ultricies lacinia elit. Vestibulum eros dolor, accumsan sit amet ex sed, egestas suscipit purus. Morbi fringilla accumsan sem ut mollis. Proin at ipsum vel est convallis feugiat a vitae ipsum.

Donec et velit interdum, gravida libero sed, venenatis velit. Nulla sed consectetur lacus. Suspendisse dictum quam sit amet porta pellentesque. Vestibulum feugiat feugiat lobortis. Etiam dignissim magna id eleifend condimentum. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae; Donec et ante mattis, iaculis augue in, venenatis lacus. Morbi pellentesque tellus et augue bibendum, et efficitur lectus volutpat. Orci varius natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Nam scelerisque dapibus metus sed mattis. Duis ac pharetra felis, quis luctus nunc. Vestibulum ante enim, dignissim ut faucibus feugiat, sollicitudin vel lectus. Suspendisse potenti. Suspendisse tempor mauris elementum, pharetra mauris in, pulvinar augue.

1
Aug

Danh mục các tiêu chuẩn thiết kế cần quan tâm

I)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Hệ Thống Điện Công Trình 

+QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

+TCVN 9206:2012 :Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

+TCVN 9207 : 2012 ĐẶT ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

+TCVN 9208:2012 : Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

+TCXDVN 394: 2007 về thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện do Bộ Xây dựng ban hành

+QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ

+TCVN 7447-1:2010 (IEC 60364-1:2005) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

+TCVN 7447-5-51:2010 (IEC 60364-5-51:2005) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

+TCVN 7447-5-53:2005 (IEC 60364-5-53 : 2002) TCVN 7447-5-54:2015 (IEC 60364-5-54:2011) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất và dây bảo vệ

+Tiêu chuẩn ngành 11TCN 18:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung

+11TCN 19:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

+11TCN 20:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần III: Trang bị phân phối và Trạm biến áp

+11TCN 21:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần IV: Bảo vệ và tự động

II)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Chiếu Sáng Công Trình

+TCVN 7114-1:2008 (ISO 8995 – 1 : 2002/Cor 1 : 2005) Chiếu sáng nơi làm việc

+TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 259:2001 về tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

+TCXDVN 333:2005 về chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành

III)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Cho Hệ Thống Điện Nhẹ

+ QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

+ TCVN 7189:2009 (CISPR 22 : 2006) về thiết bị công nghệ thông tin – đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – giới hạn và phương pháp đo

+ TCXDVN 175:2005 về mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

+TCN 68-135:2001 về chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

+TCVN 4511:1988 về Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng

+TCN 68-167:1997 về thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện – yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

+TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành

IV)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Hệ Thống Thông Gió , Điều Hòa Không Khí

+TCVN 5687:2010 về thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 306:2004 về nhà ở và công trình công cộng – các thông số vi khí hậu trong phòng do Bộ Xây dựng ban hành

+TCXD 232:1999 về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu

+QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

+QCXDVN 09:2005 về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

V)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Cấp Thoát Nước Công Trình

+TCVN 4513:1988 về cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế

+ TCXD VN 33 : 2006 cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình

+TCVN 4474:1987 về Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 51:2008 về Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài

+TCVN 4519:1988 về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – quy phạm nghiệm thu và thi công

VI)Tiêu Chuẫn Thiết Kế PCCC

+QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

+TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế

+TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng

+TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy – nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế

+TCVN 6161:1996 về phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế

+TCVN 7336:2003 về phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

+TCVN 5738:2001 về hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

VII)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Chống Sét Tiếp Dịa
+TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

+TCVN 9358:2012 về Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Nguồn : vanbanphapluat