1
Aug

Danh mục các tiêu chuẩn thiết kế cần quan tâm

I)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Hệ Thống Điện Công Trình 

+QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

+TCVN 9206:2012 :Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

+TCVN 9207 : 2012 ĐẶT ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

+TCVN 9208:2012 : Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

+TCXDVN 394: 2007 về thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện do Bộ Xây dựng ban hành

+QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ

+TCVN 7447-1:2010 (IEC 60364-1:2005) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

+TCVN 7447-5-51:2010 (IEC 60364-5-51:2005) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

+TCVN 7447-5-53:2005 (IEC 60364-5-53 : 2002) TCVN 7447-5-54:2015 (IEC 60364-5-54:2011) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất và dây bảo vệ

+Tiêu chuẩn ngành 11TCN 18:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung

+11TCN 19:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

+11TCN 20:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần III: Trang bị phân phối và Trạm biến áp

+11TCN 21:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần IV: Bảo vệ và tự động

II)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Chiếu Sáng Công Trình

+TCVN 7114-1:2008 (ISO 8995 – 1 : 2002/Cor 1 : 2005) Chiếu sáng nơi làm việc

+TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 259:2001 về tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

+TCXDVN 333:2005 về chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành

III)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Cho Hệ Thống Điện Nhẹ

+ QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

+ TCVN 7189:2009 (CISPR 22 : 2006) về thiết bị công nghệ thông tin – đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – giới hạn và phương pháp đo

+ TCXDVN 175:2005 về mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

+TCN 68-135:2001 về chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

+TCVN 4511:1988 về Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng

+TCN 68-167:1997 về thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện – yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

+TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành

IV)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Hệ Thống Thông Gió , Điều Hòa Không Khí

+TCVN 5687:2010 về thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 306:2004 về nhà ở và công trình công cộng – các thông số vi khí hậu trong phòng do Bộ Xây dựng ban hành

+TCXD 232:1999 về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu

+QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

+QCXDVN 09:2005 về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

V)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Cấp Thoát Nước Công Trình

+TCVN 4513:1988 về cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế

+ TCXD VN 33 : 2006 cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình

+TCVN 4474:1987 về Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

+TCXDVN 51:2008 về Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài

+TCVN 4519:1988 về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – quy phạm nghiệm thu và thi công

VI)Tiêu Chuẫn Thiết Kế PCCC

+QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

+TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế

+TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng

+TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy – nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế

+TCVN 6161:1996 về phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế

+TCVN 7336:2003 về phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

+TCVN 5738:2001 về hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

VII)Tiêu Chuẫn Thiết Kế Chống Sét Tiếp Dịa
+TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

+TCVN 9358:2012 về Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Nguồn : vanbanphapluat

 

1
Aug

Thông số kỹ thuật của các chuẩn ống thép luồn dây điện

Ống thép luồn dây điện giúp bảo vệ dây dẫn khỏi va đập vật lý, chống cháy nổ, có tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí bảo trì thay thế.

Trong lĩnh vực xây dựng, các loại vật liệu xây dựng sử dụng để thi công những công trình đều đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn quy định nhất định để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự án. Tiêu chuẩn này được quy định bởi một tổ chức quốc gia hoặc quốc tế như tiêu chuẩn ANSI, UL, BS…

Trước khi đưa ra thị trường, vật tư thi công xây dựng sẽ được kiểm định chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra. Người tiêu dùng có thể dựa trên các tiêu chuẩn đó để đánh giá sản phẩm chất lượng và có những lựa chọn phù hợp.

Với ống thép luồn dây điện, đây là nhóm sản phẩm thiết bị điện, thi công cho hạng mục cơ điện như khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng… Chính vì vậy, các tiêu chuẩn của ống thép có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đưa sản phẩm ống thép luồn dây điện đạt chất lượng ra thị trường.

Tiêu chuẩn UL

UL (Underwriters Laboratories) là một tập đoàn khoa học toàn cầu được thành lập vào năm 1984 với hơn một thế kỷ kinh nghiệm chuyên môn về đổi mới các giải pháp an toàn, giúp bảo vệ con người, sản phẩm và tạo thuận lợi cho thương mại.

UL đã sử dụng các quy trình khoa học chính xác và những nguyên tắc đạo đức cao nhất, để cung cấp kết quả đáng tin cậy cho người tiêu dùng trên toàn cầu. Trong năm 2014, UL có khách hàng ở 113 quốc gia với hơn một tỷ người tiêu dùng ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ nhận được thông tin an toàn từ UL, có 159 phòng thí nghiệm cung cấp chứng nhận trên toàn cầu với 10.842 nhân viên tại 44 quốc gia.

Chứng nhận UL có giá trị lớn vì nó được đánh giá bởi một tập đoàn khoa học toàn cầu có uy tín và được thừa nhận rộng rãi không chỉ ở Mỹ và Bắc Mỹ, mà còn nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia, các nhà quản lý, người tiêu dùng tin tưởng như là chứng nhận cho một sản phẩm an toàn.

Tại Việt Nam, các công trình xây dựng có thiết kế từ các tập đoàn tư vấn thiết kế và chủ đầu tư yêu cầu ống thép luồn điện phải đạt chứng nhận UL.

Tiêu chuẩn ANSI

Tiêu chuẩn ANSI là bộ tiêu chuẩn Mỹ do tổ chức ANSI (American National Standards Institute: Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ) đưa ra. ANSI thúc đẩy công tác phát triển tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ thông qua việc công nhận các quy trình của các tổ chức tiêu chuẩn.

Các quy trình do các tổ chức tiêu chuẩn áp dụng để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ, được ANSI thừa nhận phải là những quy trình đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của ANSI về tính công bằng, công khai, đồng thuận và đúng trình tự.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ANSI/UL

Ba loại ống thép luồn dây điện EMT, IMC, RMC đều có những ưu điểm: chịu được va đập mạnh, chống cháy tốt, ngăn ngừa cháy lan, bảo vệ được dây dẫn điện và nguồn điện bên trong. Do vậy, tùy theo mục đích sử dụng và môi trường sử dụng mà kỹ sư thiết kế cơ điện (M&E) sẽ chọn chủng loại ống thép luồn dây điện phù hợp trong nhà máy và tòa nhà cao tầng. Tại Mỹ, tiêu chuẩn UL & ANSI được xem là tương đương và được sử dụng phổ biến. Các loại ống thép luồn điện đạt chuẩn UL/ANSI được sử dụng phổ biến ở các nước Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, Thái Lan, Philippines…

Kích thước Ba loại ống thép luồn dây điện EMT, IMC, RMC:

Tiêu chuẩn BS

Là bộ tiêu chuẩn của Anh do Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standards Institue — BSI) sáng lập ra. Bộ tiêu chuẩn BS có hơn 1.500 tiêu chuẩn được ban hành bao gồm nhiều chủ đề chính như: xây dựng dân dụng, vật liệu và hóa chất, điện tử, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng…

Sản phẩm sau khi đã đáp ứng được yêu cầu của tổ chức BSI sẽ được kiểm định lại bởi một hệ thống quản lý chất lượng được công nhận khác và sẽ được thường xuyên kiểm định lại để đảm bảo luôn tuân thủ sự đạt tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn IEC

IEC (International Electrotechnical Commission) — Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế được thành lập năm 1906. Trụ sở ban đầu của tổ chức này đóng ở London, nay chuyển trụ sở sang đóng tại Geneve từ năm 1948. Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện — điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.

IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế -ITU; Ban Tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện châu Âu — Cenelec. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thỏa thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thỏa thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện, điện tử.

Các loại ống thép luồn dây điện IEC được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu và một số quốc gia khác.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn BS

Tiêu chuẩn JIS

Tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standards) hay còn gọi là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, là một bộ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể rất khắt khe được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản.

Quá trình chuẩn hóa được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và xuất bản thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn JIS

Các loại ống thép luồn dây điện đạt chuẩn JIS được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia…

 

1
Aug

Tài liệu công nghệ chống sét lớp VietSoPetro

Tải Về