thanh huynh

1
Aug

Thông số kỹ thuật của các chuẩn ống thép luồn dây điện

Ống thép luồn dây điện giúp bảo vệ dây dẫn khỏi va đập vật lý, chống cháy nổ, có tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí bảo trì thay thế.

Trong lĩnh vực xây dựng, các loại vật liệu xây dựng sử dụng để thi công những công trình đều đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn quy định nhất định để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự án. Tiêu chuẩn này được quy định bởi một tổ chức quốc gia hoặc quốc tế như tiêu chuẩn ANSI, UL, BS…

Trước khi đưa ra thị trường, vật tư thi công xây dựng sẽ được kiểm định chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra. Người tiêu dùng có thể dựa trên các tiêu chuẩn đó để đánh giá sản phẩm chất lượng và có những lựa chọn phù hợp.

Với ống thép luồn dây điện, đây là nhóm sản phẩm thiết bị điện, thi công cho hạng mục cơ điện như khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng… Chính vì vậy, các tiêu chuẩn của ống thép có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đưa sản phẩm ống thép luồn dây điện đạt chất lượng ra thị trường.

Tiêu chuẩn UL

UL (Underwriters Laboratories) là một tập đoàn khoa học toàn cầu được thành lập vào năm 1984 với hơn một thế kỷ kinh nghiệm chuyên môn về đổi mới các giải pháp an toàn, giúp bảo vệ con người, sản phẩm và tạo thuận lợi cho thương mại.

UL đã sử dụng các quy trình khoa học chính xác và những nguyên tắc đạo đức cao nhất, để cung cấp kết quả đáng tin cậy cho người tiêu dùng trên toàn cầu. Trong năm 2014, UL có khách hàng ở 113 quốc gia với hơn một tỷ người tiêu dùng ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ nhận được thông tin an toàn từ UL, có 159 phòng thí nghiệm cung cấp chứng nhận trên toàn cầu với 10.842 nhân viên tại 44 quốc gia.

Chứng nhận UL có giá trị lớn vì nó được đánh giá bởi một tập đoàn khoa học toàn cầu có uy tín và được thừa nhận rộng rãi không chỉ ở Mỹ và Bắc Mỹ, mà còn nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia, các nhà quản lý, người tiêu dùng tin tưởng như là chứng nhận cho một sản phẩm an toàn.

Tại Việt Nam, các công trình xây dựng có thiết kế từ các tập đoàn tư vấn thiết kế và chủ đầu tư yêu cầu ống thép luồn điện phải đạt chứng nhận UL.

Tiêu chuẩn ANSI

Tiêu chuẩn ANSI là bộ tiêu chuẩn Mỹ do tổ chức ANSI (American National Standards Institute: Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ) đưa ra. ANSI thúc đẩy công tác phát triển tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ thông qua việc công nhận các quy trình của các tổ chức tiêu chuẩn.

Các quy trình do các tổ chức tiêu chuẩn áp dụng để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ, được ANSI thừa nhận phải là những quy trình đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của ANSI về tính công bằng, công khai, đồng thuận và đúng trình tự.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ANSI/UL

Ba loại ống thép luồn dây điện EMT, IMC, RMC đều có những ưu điểm: chịu được va đập mạnh, chống cháy tốt, ngăn ngừa cháy lan, bảo vệ được dây dẫn điện và nguồn điện bên trong. Do vậy, tùy theo mục đích sử dụng và môi trường sử dụng mà kỹ sư thiết kế cơ điện (M&E) sẽ chọn chủng loại ống thép luồn dây điện phù hợp trong nhà máy và tòa nhà cao tầng. Tại Mỹ, tiêu chuẩn UL & ANSI được xem là tương đương và được sử dụng phổ biến. Các loại ống thép luồn điện đạt chuẩn UL/ANSI được sử dụng phổ biến ở các nước Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, Thái Lan, Philippines…

Kích thước Ba loại ống thép luồn dây điện EMT, IMC, RMC:

Tiêu chuẩn BS

Là bộ tiêu chuẩn của Anh do Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standards Institue — BSI) sáng lập ra. Bộ tiêu chuẩn BS có hơn 1.500 tiêu chuẩn được ban hành bao gồm nhiều chủ đề chính như: xây dựng dân dụng, vật liệu và hóa chất, điện tử, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng…

Sản phẩm sau khi đã đáp ứng được yêu cầu của tổ chức BSI sẽ được kiểm định lại bởi một hệ thống quản lý chất lượng được công nhận khác và sẽ được thường xuyên kiểm định lại để đảm bảo luôn tuân thủ sự đạt tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn IEC

IEC (International Electrotechnical Commission) — Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế được thành lập năm 1906. Trụ sở ban đầu của tổ chức này đóng ở London, nay chuyển trụ sở sang đóng tại Geneve từ năm 1948. Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện — điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.

IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế -ITU; Ban Tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện châu Âu — Cenelec. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thỏa thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thỏa thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện, điện tử.

Các loại ống thép luồn dây điện IEC được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu và một số quốc gia khác.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn BS

Tiêu chuẩn JIS

Tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standards) hay còn gọi là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, là một bộ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể rất khắt khe được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản.

Quá trình chuẩn hóa được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và xuất bản thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản.

Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn JIS

Các loại ống thép luồn dây điện đạt chuẩn JIS được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia…

 

1
Aug

Thiết kế cung cấp điện và năng lượng mặt trời

1
Aug

Nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời để cấp điện trong nuôi tôm

1
Aug

Xây dựng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời cho chiếu sáng

1
Aug

Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mô hình trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện

1
Aug

Tài liệu công nghệ chống sét lớp VietSoPetro

Tải Về

28
Jul

Hệ thống điện động lực điều khiển chiếu sáng và ưu điểm của nó

25
Jun

Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏ

Lâu nay, con người chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì lẽ đó, các nhà khoa học không ngừng tìm tòi nhằm thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng mới sạch hơn, an toàn và bền vững hơn.

Nguyên liệu hydrogen chính là giải pháp được kì vọng rất nhiều. Tuy nhiên, trước đây, để sản xuất hydrogen, con người cần tới những kim loại quý hiếm như platinium và iridium. Vì vậy, giá thành tạo ra hydrogen là quá lớn.

Nhưng tất cả sẽ trở thành dĩ vãng với thiết bị mới được các chuyên gia thuộc ĐH Stanford chế tạo ra. Đây là một cỗ máy điện phân giúp tách hydrogen ra từ nước với chi phí cực thấp. Nguyên liệu cấu thành thiết bị chỉ bao gồm một niken, sắt và một cục pin 1,5V.

Thiết bị hoạt động liên tục trong 7 ngày mà không gặp vấn đề gì!

Sở dĩ thiết bị điện phân tạo ra được nhiều hydrogen là nhờ cấu tạo của hai điện cực từ oxit niken – sắt. Việc tán nhỏ thành những hạt kim loại ép lại với nhau làm tăng diện tích tiếp xúc trong nước của hai cực. Nhờ đó, hydrogen được sản xuất ra nhiều hơn mà tiêu hao ít năng lượng hơn.Cơ chế hóa học khi điện phân nước

Yi Cui, một giáo sư khoa học và kỹ thuật vật liệu Stanford nhận xét: “Quá trình này tạo ra các hạt siêu nhỏ kết nối mạnh mẽ, vì vậy các chất xúc tác sẽ có độ dẫn điện tốt và ổn định. Hơn nữa sử dụng chất xúc tác bằng niken và sắt còn có ưu thế hơn vì giá thành thấp”.

Haotian Wang, chủ nhân phát minh cho biết: thiết bị điện phân này hoạt động rất ổn định, có thể tự duy trì trong 1 tuần với hiệu suất 82% ở nhiệt độ thường.

 

25
Jun

Vi mạch chuyên dụng mã hóa video đầu tiên của Việt Nam

Sáng 18/5/2015, trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố thông tin về sản phẩm vi mạch VNU-UET VENGME H.264/AVC @2014 (gọi tắt là VENGME H.264/AVC). Đây là vi mạch chuyên dụng mã hoá video đầu tiên của Việt Nam.

Đề tài do PGS Trần Xuân Tú chủ trì đã thiết kế, xây dựng kiến trúc phần cứng để thực hiện chức năng mã hoá video tương thích với chuẩn H.264/AVC dùng cho các thiết bị di động. Sau khi thiết kế thành công, bản thiết kế đã được gửi đi sản xuất tại hãng Global Foundry với công nghệ bán dẫn CMOS 130 nm.

VENGME H.264/AVC là vi mạch chuyên dụng thế hệ vi mạch đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay và có độ phức tạp rất cao, tích hợp trên hai triệu cổng lô-gic (tương đương 8 triệu transistors). Ngoài việc tiếp cận, nắm vững công nghệ thiết kế đáp ứng chức năng mã hóa theo chuẩn của vi mạch, nhóm nghiên cứu còn có một số phát triển giải pháp tối ưu riêng, như kỹ thuật xử lý đường ống 4 tầng, phương pháp tái sử dụng dữ liệu, kỹ thuật tính toán trong quá trình truyền dữ liệu giữa các khối cơ bản, kỹ thuật thiết kế công suất thấp.

Vi mạch mã hóa video VNU-UET VENGME H.264/AVC @2014 do nhóm nghiên cứu của PGS Trần Xuân Tú thiết kế và chế tạo.

Vi mạch có một số tính năng vượt trội so với các sản phẩm công nghệ cùng lĩnh vực ứng dụng đang được nghiên cứu và triển khai trên thế giới về hiệu năng, năng lượng tiêu thụ và giá thành thiết kế. Nó có thể xử lý thời gian thực các video có độ phân giải lên tới HD 720p ở tần số 100MHz, với công suất tiêu thụ khá nhỏ (53 mW). Các nội dung sáng tạo này là cơ sở để nhóm tác giả công bố 10 bài báo trong hệ thống ISI/Scopus và được cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm, trích dẫn đến 26 lần.

Qua nghiên cứu, trường Đại học Công nghệ đã xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học tương đối mạnh, làm chủ công nghệ thiết kế mạch tích hợp và có khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ hiện đại, cho phép triển khai thiết kế các vi mạch quan trọng phục vụ cho lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc giabằng nội lực.

Vi mạch mã hoá tín hiệu video VENGME H.264/AVC được thiết kế nhằm hướng tới các ứng dụng như camera an ninh, camera giao thông, camera giám sát hiện trường hay đơn giản là camera giám sát toà nhà, trường học, địa điểm công cộng… và các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy quay video. Tại lễ công bố, trường Đại học Công nghệ và Công ty TNHH Giải pháp Thông minh Sài Gòn đã ký thoả thuận chuyển giao công nghệ và hợp tác phát triển thiết bị ứng dụng đối với VENGME H.264/AVC.

Sản phẩm công nghệ của đề tài cũng đã được chia sẻ một phần với Viện Điện tử và Tin học thuộc Uỷ ban năng lượng nguyên tử (CEA-LETI) của Cộng hoà Pháp để tiếp tục phát triển theo hướng giảm sâu công suất tiêu thụ – một trong những yêu cầu ngày càng gắt gao của các thiết bị di động hướng công nghệ xanh.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Ban Cơ yếu Chính phủ) cho biết Ban Cơ yếu cũng đặt mục tiêu sớm thiết kế một vi mạch để sử dụng trong ngành. “Chúng tôi có những buổi làm việc với PGS Tú và thấy khả năng hợp tác sau buổi công bố rất khả quan. Dù chặng đường đi đến sản phẩm còn dài, nhưng đây là bước khởi đầu của định hướng phát triển công nghệ, công nghệ chất lượng cao dần dần thay thế lao động gia công”, ông Bình nói.

“Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia định hướng phát triển vi mạch, Quỹ đổi mới công nghệ cũng đặt mục tiêu phát triển vi mạch điện tử là 1 trong những hướng chủ đạo. Bộ Khoa học công nghệ vì thế sẽ tạo điều kiện để các đơn vị nghiên cứu và đào tạo có thể tham gia đồng hành vào các chương trình của Bộ Khoa học công nghệ”, ông Nguyễn Văn Tăng, đại diện Văn phòng chương trình phát triển sản phẩm quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ), khẳng định.

Vi mạch là phần cơ bản, mấu chốt trong tất cả các sản phẩm công nghiệp, nhất là công nghiệp điện tử, và có thể được ví như “gạo công nghiệp”. Việc chủ động sản xuất được các dòng vi mạch điện tử có chức năng đa dạng và cập nhật công nghệ hiện đại nhất của thế giới sẽ nâng cao giá trị sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam với mức lợi nhuận đến 30%. Nghiên cứu và chế tạo thành công vi mạch còn đóng góp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức, giảm nhập siêu linh kiện điện tử và giải pháp công nghệ, tạo ra các sản phẩm có ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Với sản phẩm này, Việt Nam còn có thể làm chủ công nghệ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng, thiết kế và chế tạo vi mạch điện tử quan trọng trong hệ thống vũ khí, khí tài quân sự, hệ thống định vị mục tiêu; bảo mật thông tin. Đây là những vấn đề không thể đặt hàng hoặc thuê nước ngoài thiết kế và chế tạo.

Ông Nguyễn Hữu Đức, phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đánh giá nhóm nghiên cứu của PGS Trần Xuân Tú đã kết hợp tốt các quan điểm về nghiên cứu gắn thực tiễn và hội nhập quốc tế (xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước, nhưng cần được triển khai theo cách tiếp cận chuẩn mực quốc tế); nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ với trình độ cao (đảm bảo phát hiện tri thức mới, giải pháp mới có giá trị công bố được được trên các tạp chí quốc tế, hoặc đăng ký phát minh, sáng chế) và quan điểm nghiên cứu ứng dụng có hàm lượng khoa học cao.

Cùng với chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm vi mạch mã hoá video VENGME H.264/AVC của Đại học Quốc gia Hà Nội góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ sản xuất chip của thế giới, củng cố vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN. Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ, đầu tư để nhóm nghiên cứu phát triển ứng dụng của vi mạch đã chế tạo được và phát triển các thế hệ vi mạch mới có thể cạnh tranh toàn cầu“, GS Nguyễn Hữu Đức nói.