1
Aug

Một số biện pháp an toàn điện tại nơi làm việc trong gia đình, làng nghề.

Một số biện pháp an toàn điện tại nơi làm việc trong gia đình , làng nghề.

Việc bảo đảm an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Nếu dùng điện sai cách có thể gây ra những thiệt hại lớn về người và tiền bạc. Chính vì vậy, để tránh những tai nạn nghiêm trọng về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các doanh nghiệp, xưởng sản xuất cần có các biện pháp an toàn khi sử dụng điện phù hợp,  đúng tiêu chuẩn và quy định đề ra.

Cần thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất để tránh gây thiệt hại về người và của

Các quy tắc nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng điện

Dưới đây là một số quy tắc và các biện pháp an toàn khi sử dụng điện mà công nhân, người lao động cần thực hiện để tránh các sự cố về điện:

  • Đối với nhân viên phụ trách điện cần phải nắm rõ về kỹ thuật điện, các thiết bị, sơ đồ điện và những vị trí, bộ phận nào có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình sản xuất; có kiến thức và khả năng ứng dụng các quy phạm về an toàn kỹ thuật điện; biết xử lý tình huống tai nạn điện và cấp cứu người bị điện giật.
  • Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức kiểm tra, kiểm soát vận hành theo đúng các quy tắc an toàn về điện.
  • Đối với các bộ phận, thiết bị của mạng điện, cần phải được che chắn cẩn thận để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc.
  • Khi sử dụng điện, cần phải chọn đúng điện áp và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính đối với các thiết bị điện theo đúng quy chuẩn.
  • Người lao động cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ và phương tiện bảo vệ các nhân khi làm việc với các thiết bị điện.

Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện

Một trong các biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý đó là các biện pháp liên quan đến kỹ thuật về điện:

  • Trước khi dùng các thiết bị điện cần kiểm tra một số vấn đề sau: cách điện giữa pha và vỏ, cách điện giữa các pha với nhau; trị số điện trở cách điện cho phép.
  • Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng trào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.
  • Cần sử dụng máy biến áp cách ly, điện áp thấp và máy ngắt điện an toàn khi có sự cố xảy ra.
  • Tạo hành lang bảo vệ đối với đương dây điện cao áp trên không.
  • Các thiết bị đóng mở mạch điện cần phải che kín những bộ phận dẫn điện. Đặc biệt, đối với cầu dao ở bảng phân phối điện cần được đặt trong các hộp tủ kín bằng kim loại có khóa chắc chắn, có dây tiếp đất và ghi rõ điện áp sử dụng.
  • Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

Với các biện pháp an toàn khi sử dụng điện nêu trên, hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức cần thiết, giúp công tác bảo đảm an toàn điện trong sản xuất tại các doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn.

 

 

1
Aug

7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

7 lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng bóng compact về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn sợi đốt, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng, còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên.

Kiểm tra dây dẫn điện

Kiểm tra các dây dẫn có sử dụng vỏ bọc bằng nhựa. Những loại này có khuyết điểm là giòn, dễ nứt, bị chảy hoặc chạm mạch. Đặc biệt, chúng ta cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về dây tiếp đất, tránh nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình.

Nếu có thể, bạn nên trang bị một chiếc cầu dao tự động cho các bình nóng lạnh đời cũ, có khả năng tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có nguy cơ mất an toàn.

Y5aGSoBF.jpg

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện

Cần lưu ý đến nhóm đồ điện gia dụng như bàn ủi, bếp điện, lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện… Đây là những vật dụng tiềm ẩn khả năng rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm.

Sục điện là thiết bị đun nước sử dụng dây điện trở (dây may so) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Do cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản, giá thành thấp, nên sục điện được sử dụng rất nhiều trong các hộ gia đình hoặc ở các khu trọ, nhưng đây cũng là một sản phẩm có nguy cơ mất an toàn cao cho người sử dụng.

Không nên mở đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn

Thiết bị điện công suất lớn như lò nướng, lò vi sóng, bếp điện từ, bếp điện, nồi cơm điện, bàn ủi, bình nước nóng… Nếu dây dẫn điện trong gia đình có tiết diện nhỏ thì sẽ dễ gây quá tải, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý

Khi mở cửa tủ lạnh, không khí ấm từ bên ngoài sẽ tràn vào và thay thế không khí mát bên trong, dẫn đến việc tủ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ. Vì thế, không gian trống càng nhiều thì không khí bên ngoài có khả năng tràn vào càng lớn. Việc sắp xếp đồ ăn nguội, thực phẩm tươi sống, rau xanh… theo khu vực để dễ lấy ra, giúp rút ngắn thời gian mở đóng tủ cũng là cách giúp tiết kiệm điện.

Chỉ nấu cơm trước khi ăn 30 – 45 phút

Không nấu cơm bằng nồi điện quá sớm, chỉ nên nấu trước khi ăn 30 – 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng, sử dụng nồi cơm điện có công suất và dung tích phù hợp, năng lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt.

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Nên tắt nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, như máy vi tính, máy in, tivi, bình nóng lạnh… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).

Nguồn: Điện lực Việt Nam

1
Aug

An toàn khi sử dụng tủ lạnh

An toàn khi sử dụng tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị điện tử trong mỗi gia đình hiện đại, bạn đã biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất chưa? Đọc bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Lưu ý sử dụng tủ lạnh đúng cách:
Lưu ý khi đặt tủ
Đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10cm để có đủ không gian thoát nhiệt ở 2 bên hông và sau lưng tủ. Khi đặt khoảng cách đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp tiết kiệm tối đa điện năng, đồng thời giúp làm mát dàn lạnh một cách hiệu quả.Cách bảo quản thực phẩm

Bạn nên rửa sạch rau củ hoặc trái cây, bọc hoặc đậy thức ăn nặng mùi trước khi cho vào tủ lạnh để tránh tính trạng tủ lạnh bị ăn mòn gây hư hỏng. Bạn tuyệt đối không được cho thức ăn nóng vào tủ lạnh vì sẽ gây hư hỏng bộ dàn làm mát, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.

Cài đặt nhiệt độ thích hợp

Chọn mức nhiệt độ thích hợp để đông lạnh hiệu quả sao cho phù hợp với nguyên liệu và số lượng của thực phẩm. Nên thường xuyên kiểm tra mức nhiệt trong tủ lạnh bằng nhiệt kế để đảm bảo thực phẩm không bị héo úa, hư hỏng.

Hạn chế mở cửa tủ lạnh

Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần (nhất là trong mùa hè) hoặc để cửa tủ lạnh mở trong thời gian quá lâu vì sẽ làm tiêu hao lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Điều này sẽ làm hao phí nhiều điện năng hơn và ôi thiu thực phẩm, nhất là thực phẩm ở cánh cửa tủ.

Với gia đình có trẻ nhỏ bạn cần lưu ý không nên để bé lại gần tủ và mở cửa tủ nhiều lần.

Lưu ý khi vệ sinh

Sau khi vệ sinh tủ, cắm phích vào ổ điện cho tủ lạnh hoạt động khoảng 30 phút trước khi cho thực phẩm vào. Có thể dùng khăn mềm lau khô kệ và thùng chứa trong thời gian đợi tủ đạt đến nhiệt độ cần thiết.

Khi mất điện

Trường hợp mất điện bạn cố gắng càng mở cửa tủ lạnh càng ít càng tốt để giữ hơi lạnh được lâu hơn. Lau nước đọng trong tủ cho khô ráo trước khi cho tủ vận hành trở lại.

Khi muốn di chuyển hoặc nhấc tủ lên

  • Rút đầu cắm dây điện nguồn ra
  • Lấy hết tất cả thực phẩm bên trong ra để đảm không bị ôi thiu.
  • Nên có ít nhất 2 người di chuyển để đảm bảo an toàn.

Không nên đặt tủ theo phương nằm ngang vì có thể gây hư hỏng tủ nếu cắm điện cho tủ hoạt động quá sớm (Nên cắm điện sau khoảng 4 giờ đến 24h giờ)

  • Dùng dây nịt chặt để cố định tủ
  • Khi di chuyển tủ nên hướng cửa tủ lên trên
  • Sau khi di chuyển tủ lạnh đến vị trí mới nên chờ ít nhất 60 phút rồi hãy cắm điện cho tủ hoạt động.

Những sự cố có thể gặp nếu sử dụng không đúng cách:

Lưu ý khi bảo quản nước uống có ga:

Việc bảo quản nước uống có gas là việc làm cần hết sức lưu tâm. Các loại thức uống có gas có thể là nguồn gốc gây nổ cho các thiết bị điện. Việc để nước uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh sẽ khiến cho nó trở thành quả bom và có nguy cơ cháy nổ cao gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình.

Khi cho lon nước có ga vào ngăn đá, các lon nước ngọt có gas rất nhạy cảm với nhiệt độ, nóng hoặc lạnh đều sẽ biến nó thành “bom” và phát nổ rất dữ dội. Nhiều người không bao giờ để ý đến lời cảnh báo của nhà sản xuất nước ngọt là “Không đốt nóng hoặc đóng đá lạnh 0 độ C” và sinh ra các tai nạn nguy hiểm khi dùng đồ uống có ga để trong ngăn đá.

Gas tủ lạnh bị rò rỉ:

Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam cho biết gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ…
Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa. Nên khi lựa chọn tủ lạnh, bạn cũng nên quan tâm tới sử dụng loại gas gì để làm lạnh.

Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ chỉ xảy ra khi gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.

Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ giàn ngưng đến giàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.

Kinh nghiệm sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh đúng cách

Không mua tủ lạnh đã quá cũ

Nhiều gia đình hoặc sinh viên không có điều kiện mua tủ mới, có thể suy nghĩ đến phương án mua tủ lạnh cũ. Tuy nhiên, bạn không nên mua tủ lạnh quá cũ vì nó có thể đã bị hỏng hóc nặng được tu sửa lại và bán ra thị trường.

Những tủ lạnh ấy đã hết thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần… mang lại nguy hiểm cho người sử dụng lại. Nếu tủ không làm đá, nhiệt độ lạnh không đạt hiệu quả, gây ồn… bạn cần thuê thợ sửa chữa sẽ tốn chi phí và không đảm bảo an toàn.

Bảo dưỡng tủ lạnh 1 tháng 1 lần

  • Nên bảo dưỡng tủ lạnh mỗi tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng máy móc, bình gas và các bộ phận của tủ lạnh để đảm bảo tủ lạnh chạy an toàn cho người sử dụng.
  • Lựa chọn hãng uy tín để mua tủ lạnh mới
  • Mua tủ lạnh của các siêu thị điện máy uy tín, chọn hãng uy tín chất lượng và có chế độ bảo hành rõ ràng.

Một số lưu ý khác

Tủ lạnh bạn nên đặt xa các nguồn sinh nhiệt như bếp, bình gas, lò nướng, hoá chấttừ 1m – 3m, cách xa tường 10 – 15cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh không gian quá ẩm.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề

Khi tủ lạnh của gia đình có vấn đề như: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường, có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng, phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… thì bạn nên ngắt điện tủ lạnh và nhờ thợ đến sửa tủ để đảm bảo an toàn.